Chia sẻ kinh nghiệm học và thi JLPT

Làm sao để nghe và đọc tốt tiếng Nhật?

Từ buổi nói chuyện của chị Trần Huyền, mình nhận ra một điều rằng đa phần các bạn gặp khá nhiều rắc rối với kĩ năng nghe và đọc trong JLPT.

Nghe:

👂Không thể bắt kịp tốc độ của bài.

👂Không thể nghe những đoạn dài (như trò chuyện). Thậm chí là cả những câu ngắn. 😞

Đọc:

👀 Nội dung bài đọc quá dài, nhiều từ mới, nhìn thấy toàn cấu trúc lạ.

👀 Hiểu ý bài đọc nhưng khi chọn đáp án lại sai.

Vậy chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào nhỉ? 

 

Chị Trần Huyền đã có những chia sẻ cực kì hữu dụng và chi tiết, để nghe và đọc không còn là trở ngại với chúng ta. Và theo chị, nghe là môn thi dễ nhất, bởi cấu trúc bài thi luôn ổn định qua các năm nên không có nhiều bất ngờ, ta chỉ cần luyện tập đúng phương pháp và kiên trì là sẽ đạt điểm cao.

Nghe:

– Phối hợp nghe chủ động và bị động. Chủ động là tập trung nghe, hiểu. Bắt đầu từ những câu ngắn, sau đó đến những bài dài hơn. Thời lượng khoảng 1h mỗi ngày. Bị động là bật tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi để “ngấm” tiếng Nhật, quen với cách nói và ngữ điệu của tiếng Nhật.

– Khi luyện nghe, các bạn nên luyện tập lại trình độ thấp hơn (vd bạn thi trình độ N1 thì nên luyện tập lại các giáo trình nghe N2).

– Những tài liệu chị khuyên dùng là:

👍Mainichi Kikitori (chị rất thích bộ giáo trình này trong luyện nghe, đặc biệt là trình độ từ N3).

👍Mimi kara oboeru (vừa học từ vựng, vừa học nghe những câu ngắn).

👍Một công cụ hữu ích, phù hợp với mọi trình độ là YouTube: Vlog (thời lượng ngắn, thường ít hơn 15′, chủ đề rất đa dạng), tin tức, phim truyền hình (luyện hội thoại)…

Đọc:

👀 Trong trường hợp cần học cấp tốc và luyện thi:

👉 Học từ đáp án: khoanh trước đáp án và tìm hiểu xem tại sao lại có đáp án đó.

👉 Giáo trình khuyên dùng là Speed Master. Vì có những bài đọc theo thời gian qui định, rất tốt để luyện đọc trong thời gian eo hẹp của đề thi.

👀 Với tiến độ bình thường, điều quan trọng là tập trung vào chất lượng.

👉 Nên chọn một giáo trình, làm kĩ, sau đó dịch toàn bộ. Lưu ý các Hán tự thường gặp, kết cấu bài văn, các từ dùng để chuyển ý,… Như vậy sẽ bổ trợ cho rất nhiều kĩ năng khác.

👉 Làm kĩ cốt để sau đó nếu gặp những vấn đề đề tương tự, ta không còn sai vấn đề đó nữa.

Nên tránh:

 Đọc nhiều tài liệu nhưng chỉ đọc lướt.

Khi làm lại, gặp những câu hỏi tương tự, những chữ Hán tương tự, ta vẫn làm sai hoặc không biết chữ Hán đó, từ đó là gì.

Như vậy là chưa chắc chắn các bạn nhé.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi, các bạn có thể vượt qua bài thi nghe và nói một cách dễ dàng.

Cảm ơn chị Trần Huyền rất nhiều vì những lời khuyên bổ ích!

Và đừng quên, Mina còn rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác nữa, các bạn hãy chờ nhé.
👉Dự kiến hoạt động ngoại khóa 9h ngày 21/4 (sáng Chủ Nhật) :tham quan và thực hành tiếng Nhật cùng bạn Takuya tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh.

👉Các bạn tham gia vui lòng đăng ký tại đây: https://docs.google.com/…/1FAIpQLSdDgknlO81X0PTgP…/viewform…

Hotline: Bạn Huy 0914916828

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan